Bản đại giao hưởng thiết kế

Bản giao hưởng vĩ đại của thiết kế

Kể từ khi ra mắt vào tháng 11 năm 2016, Elbphilharmonie của Hamburg đã trở thành biểu tượng cho sự kết hợp độc đáo giữa thiết kế, công nghệ, văn hoá, và trên hết là tham vọng vô hạn. Các thang cuốn dạng vòm ở đây là minh chứng cho điều đó.

Chữ: Ronak Kotecha

Hamburg là một thành phố chuyên tổ chức nghệ thuật, âm nhạc và những hoạt động vì cuộc sống. Một kiến trúc điển hình tượng trưng cho tinh thần của thành phố là The Elbphilharmonie. Từ bên ngoài, Elphi (cách gọi trìu mến của người dân địa phương) là một tòa nhà cao tầng bằng gạch và kính giống như một chiếc tàu khổng lồ neo đậu trong bến cảng của thành phố. Bên trong tòa kiến trúc cao 110 m với 26 tầng này là một trong 10 phòng hòa nhạc hàng đầu thế giới, căn hộ phức hợp và thậm chí là một khách sạn 5 sao.

Tòa nhà được thiết kế để mang đến trải nghiệm âm thanh độc nhất, giúp du khách hòa mình vào các sự kiện âm thanh tổ chức tại đây. Cuộc hành trình bắt đầu bằng một thang cuốn dạng vòm duy nhất dài 80 mét được trang trí công phu dẫn vào thính đường.

Chuyến đi kéo dài hai phút rưỡi di chuyển qua các tác phẩm nghệ thuật, dần dần khơi gợi sự tò mò của hành khách vì họ không thể nhìn thấy phía bên kia do thiết kế thang cuốn dạng vòm. Tiến sĩ Heiner Zeiger, quản lý dự án - Nghiên cứu & phát triển thang cuốn của KONE Đức, người sáng tạo thang cuốn, tuyên bố: "Thang cuốn là sự đổi mới trong thiết kế và công nghệ mà chưa từng được sử dụng trước đây".

Một bản giao hưởng của thiết kế và kiến trúc

img_a-grand-symphony-2

Như vậy, thiết kế và lắp đặt thang cuốn dạng vòm là một công tác đầy tự hào. Nhiệm vụ đầu tiên là làm cho thang cuốn trông hấp dẫn, phù hợp với cấu trúc thanh lịch của Elbphilharmonie.

Nhóm KONE đã sử dụng kính để tạo ra hiệu ứng phản chiếu, trong khi tấm lợp bằng thép không rỉ và màu sắc được sử dụng để bắt chước bầu không khí tại phòng hòa nhạc.

Nhưng đó chỉ là bên ngoài. Bên trong mới thực sự là một thách thức lớn hơn cho nhóm bao gồm Tiến sĩ Zeiger, nhà thiết kế cơ học Winfried Lanzki và Alfred Thiel cũng như các nhà thiết kế điện Andreas Tautz và Rolf Carsten.

Tiến sĩ Zeiger giải thích: "Thứ nhất, chúng ta phải hiểu được tải trọng và lực, tương tác không chỉ giữa thang cuốn và thiết kế tòa nhà mà còn với chính phòng hòa nhạc. Khi làm việc này, họ phải đảm bảo tiếng ồn từ thang cuốn cân bằng với âm thanh của phòng hòa nhạc Elbphilharmonie

Suy nghĩ sáng tạo và đột phá

img_a-grand-symphony-3

Tuần lễ khai mạc của Elbphilharmonie đã có hơn 30.000 người ghé thăm tòa nhà, và tùy thuộc vào mùa, con số này vẫn còn tăng khoảng từ 14.000 đến 20.000. Đó là một áp lực lớn bởi cỗ máy gần như hoạt động không ngừng nghỉ. Nhóm nghiên cứu phải đảm bảo rằng thiết bị có chất lượng tốt nhất, phù hợp với công suất tuyệt đối mà thang cuốn dạng vòm phải chịu đựng.

Đó chưa phải là tất cả. Về mặt công nghệ, thách thức lớn nhất là phân phối điện cho thang cuốn một cách đều đặn và nhất quán, một công việc mà Tiến sĩ Zeiger đã đưa ra rất nhiều ý tưởng đột phá.

"Để đạt được điều này, chúng tôi sử dụng bộ truyền động đa tiết diện thông qua một hệ thống truyền động mô đun vận hành dải bậc thang cuốn với các bánh răng được thiết kế đặc biệt."

Tất cả những kế hoạch và công việc này kết hợp với nhau để tạo nên một chiếc thang cuốn Elbphilharmonie có cấu tạo tuyệt vời. Đưa chúng tôi đến một tương lai, nơi mà công nghệ và văn hoá sẽ trở thành sân khấu chính.

Chia sẻ trang này